Nhân khẩu Trinidad_và_Tobago

Tôn giáo tại Trinidad và Tobago (2011)[7]
Tôn giáoTỷ lệ
Công giáo Roma
  
55.3%
Hindu
  
18.1%
Không tôn giáo
  
13.3%
Hồi giáo
  
5.0%

Thành phần dân tộc của Trinidad và Tobago phản ánh một lịch sử chinh phục và di cư. Hai nhóm dân tộc chính - người Trinidad gốc Ấn (Indo-Trinidadian) và người Trinidad gốc Phi - chiếm tới 80% dân số, trong khi những người dân đa chủng tộc, con cháu của người Trinidad gốc Âu/người châu Âu, người Trinidad gốc Trung Quốc/người Hoa và người Trinidad gốc Ả Rập/người Syria-người Liban chiếm đa phần số còn lại. Theo cuộc điều tra dân số năm 1990, người Trinidad gốc Ấn chiếm 40,3% dân số, người Trinidad gốc Phi chiếm 39,5%, người đa chủng 18,4%, người Trinidad gốc Âu 0,6% và người Hoa, người Syria và các sắc tộc khác 1,2%. Người Trinidad gốc Âu, đặc biệt là hậu duệ của tầng lớp chủ đất cũ, thường được gọi là người Pháp Creole, thậm chí nếu tổ tiên họ là người di cư đến từ Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha hay Đức. Nhóm người Cocoa Payol đa chủng là con cháu của người định cư Tây Ban Nha và những người nhập cư đến từ Venezuela. Dân Trini Bồ Đào Nha gồm cả người da trắng và người lai. Nhóm thiểu số da đỏ châu Mỹ phần lớn là đa chủng - nhóm thiểu số rất nhỏ Carib, hậu duệ của những thổ dân bản địa, được tổ chức xung quanh Cộng đồng Santa Rosa Carib.

Sự di cư ra khỏi Trinidad và Tobago, cũng như đối với các nước Caribbean khác, đạt mức độ cao trong lịch sử; đa số họ tới Hoa Kỳ, còn CanadaAnh tiếp nhận hầu hết số còn lại. Sự di cư này vẫn đang tiếp diễn, dù ở mức độ thấp hơn, thậm chí tỷ lệ sinh đã giảm mạnh tới mức tương đương với các nước phát triển.

Nhiều tôn giáo hiện diện ở Trinidad và Tobago. Hai tôn giáo lớn nhất là Công giáo La Mãđạo Hindu; Anh giáo, Hồi giáo, Presbyterian, Methodist là những tôn giáo nhỏ hơn. Hai đức tin đa tạp Afro-CaribbeanShouter (hay Spiritual Baptist) và Orisha (trước kia được gọi là Shango, ít mang ý nghĩa ca tụng hơn) nằm trong những nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất, cũng như các nhà thờ của EvangelicalFundamentalist theo kiểu Mỹ thường được đa số người Trinidad coi gộp vào với nhau thành "Pentecostal" (dù cách định danh này thường không chính xác). Nhà thờ Mormon đã mở rộng sự hiện diện của họ tại quốc gia này từ giữa thập niên 1980.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, nhưng tiếng Bhojpuri, ở trong nước thường được gọi là tiếng Hindi, cũng được sử dụng bởi một số người Trinidad gốc Ấn và hiện diện nhiều trong âm nhạc bình dân. Ngôn ngữ chính, tiếng Anh-Trinidad vừa được xếp hạng là một thổ ngữ vừa là một biến thể của tiếng Anh hay một kiểu tiếng Anh lai Trinidad (Trinidadian Creole English). Ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Tobago là tiếng Anh lai Tobago (Tobagonian Creole English). Cả hai ngôn ngữ đều chứa đựng các yếu tố châu Phi; tuy nhiên, tiếng Anh Trinidad bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng Pháptiếng Pháp lai cũng như tiếng Bhojpuri/Hindi. Các ngôn ngữ châu Mỹ và các thứ tiếng địa phương thường chỉ được sử dụng trong những dịp không chính thức, và cho tới nay vẫn chưa có một hệ thống chuẩn hóa cách viết (giống như trong tiếng Anh tiêu chuẩn). Những vị du khách tới đây trong một thời gian ngắn không cần phải lo ngại về việc học tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ, vì hầu như mọi người đều nói và hiểu được tiếng Anh. Tuy nhiên, thường thì người dân sử dụng tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ để nói chuyện với nhau. Dù tiếng địa phương (một loại tiếng Pháp lai) từng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên hòn đảo này (và tại vùng bờ biển Paria Venezuela), nhưng hiện nay đã không còn giữ được vị trí đó nữa.

Vì vị trí của Trinidad nằm trên bờ biển Nam Mỹ, nước này không phát triển nhiều quan hệ với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha, vì thế cho tới năm 2004 chỉ có 1.500 trên tổng số 1,3 triệu dân Trinidad nói tiếng Tây Ban Nha.2. ^  Năm 2004 chính phủ đã đưa ra sáng kiến "Tiếng Tây Ban Nha - Ngoại ngữ số một (SAFFL)" , và công bố rộng rãi vào tháng 3 năm 2005. Các quy định của chính phủ hiện nay buộc các trường cao học phải dạy tiếng Tây Ban Nha cho sinh viên, trong khi 30% công chức sẽ phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ này trong 5 năm tới. Người Venezuela thường tới Trinidad và Tobago để học tiếng Anh, và nhiều trường tiếng Anh đã mở rộng cả việc giảng dạy tiếng Tây Ban Nha.